Cách chữa gà chọi bị sưng củ bàn chân – Gà chọi bị lậu đề

Cách chữa gà chọi bị sưng củ bàn chân

Cách chữa gà chọi bị sưng củ bàn chân – Gà chọi bị lậu đề. Gà chọi bị sưng củ bàn khiến gà đá yếu ,đá không hiệu quả nếu bị nặng dẫn đến nhiễm trùng hỏng cả một chiến kê. Bài viết này trang alo789 đá gà  xin chia sẻ tới anh em cách chữa gà chọi bị sưng củ bàn cực hiệu quả.

cách chữa gà chọi bị sưng củ bàn chân
cách chữa gà chọi bị sưng củ bàn chân

Gà bị sưng củ bàn chân( sưng đế chân) hay còn gọi là lậu đề là một trong bệnh mà gà đá dễ mắc phải nhất, gà bị sưng củ bàn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động và khả năng đấu hàng ngày. Nếu như không chữa trị kịp thời thì có thể gà rất dễ bị mất đôi chân và không thể di chuyển như bình thường.

Vậy cách chữa sưng bàn chân cho gà chọi như thế nào? Có khó không và gà sưng củ bàn có tự khỏi không? Hãy cùng các chuyên gia của nhà cái Alo789 đá gà tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé anh em.

Nguyên nhân gà bị sưng đế chân, Gà chọi bị lậu đề

  • Gà chọi sau khi vần rất hay gặp phải trường hợp sưng củ bàn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và chất lượng của chiến kê sau này .
  • Bệnh sưng bàn chân(lậu đề) hình thành do trong quá trình giao chiến gà bị đối thủ tung các cú đá dẫn đến bị thương hoặc do gà tiếp xúc với các vật nhọn sắc găm xuyên vào đế bàn chân và nếu không phát hiện sớm để phòng ngừa loại bỏ dị vật và khử trùng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại trong vết thương, là nguyên nhân khiến gà bị bệnh lậu đề.
  • Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra sau khi vần hoặc thi đấu các bạn nên cho chiến kê của mình ngâm chân trong chậu nước lạnh 20-30 phút .
  • Trường hợp phát hiện gà mới sưng củ bàn trước hết bạn nên nhốt gà và chuồng kín , nền cát mịn tránh cho gà đi lại

Tác hại của bệnh sưng củ bàn trên gà chọi

Chân không chỉ giúp chiến kê đi lại nó còn là một vũ khí tuyệt đối của bất cứ chiến kê nào. Do vậy bàn chân là nơi gánh vác “ nhiều trọng trách” nhất trên cơ thể chiến kê.

Khi gà bị mắc bệnh thối đế chân, vết thương nhỏ ban đầu sẽ dần dần lan rộng, lở loét nhiều hơn, có nguy cơ khiến gà bị tật ở bàn chân và trường hợp xấu nhất là thối và hỏng cả bàn chân. Điều khó khăn nữa là những chiến kê bị sưng bàn chân khi đúc mái thì khả năng trứng có sống sẽ kém hơn bình thường.

Bởi vậy, hậu quả của căn bệnh này ở gà rất nghiêm trọng, anh em nên chú ý để kiểm soát tình hình khi chiến kê của mình mắc bệnh lậu đế. Vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như phong độ của chiến kê.

>Cách chữa chọi bị sưng củ bàn chân

Bệnh sưng củ bàn chân ở gà chọi được chia thành hai mức độ: sưng nặng và sưng nhẹ, với mỗi mức độ sẽ có những bài thuốc chữa gà bị lậu đế khỏi bệnh khác nhau như sau:

Trường hợp củ bàn chân gà mới bị sưng nhẹ

Trường hợp củ bàn chân gà mới bị sưng nhẹ các bạn có thể dùng thuốc uống:

1. Thuốc Alpha CHOAY đây là loại thuốc chống sưng phù lề mua tại hiệu thuốc tây 20k/1 vỉ 10 viên ( thuốc ngoại ). Ngày cho uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.

Thuốc Alpha CHOAY chống viêm, phù lề
Thuốc Alpha CHOAY chống viêm, phù lề

2. Thuốc R-CIN (nhộng lao đỏ ) mua tại hiệu thuốc tây 10k/1 vỉ 10 viên ) đây là kháng sinh. Ngày cho uống 2 lần sáng tối mỗi lần 1 viên kết hợp với thuốc trên và cho gà uống 5-7 ngày.

Thuốc R-CIN (nhộng lao đỏ )
Thuốc R-CIN (nhộng lao đỏ )

Anh em dùng thêm vôi bột trộn cùng với cát trong chuồng nuôi gà theo tỷ lệ 1:5, để một thời gian ngắn gà sẽ khỏi.

Trường hợp gà bị sưng bàn chân nặng

Trường hợp nặng hơn ta có thể dùng phương pháp tiêm kết hợp 3 ống thuốc dưới đây để tiêm cho chiến kê 1 lần, tiêm 2-3 lần / tuần.

  • Ống GENTAMICIN 80mg/2ml
  • Ống LINCOMYCIN 600mg/2ml
  • Ống DEXAMETHASONE 4mg/1ml

Cả 2 phương pháp uống và tiêm các bạn đều kết hợp ngâm chân cho gà. 

Cách ngâm chân cho gà bị sưng củ bàn

  • Nguyên liệu : Cây lá lốt ( cây và lá ) ; Gừng tươi ( thái lát ) ; 1 thìa muối hạt tất cả cho vào nồi đun sôi kỹ để nguội , ngâm chân cho chiến kê ngày 3 lần sáng , trưa và tối mỗi lần 20-30 phút …
  • Ngoài những cách trên thì có một cách nữa đơn giản hơn,đó là để phòng tránh việc bị sưng cỗ bàn thì khi đánh xong các bạn hãy ngâm chân gà vào nước lạnh luôn.
  • Nếu gà có triệu chứng bắt đầu xưng cổ bàn thì ta nên ngâm chân gà vào nước ấm để mạch máu dưới chân gà được lưu thônng giúp tiêu tan các khối đông dứoi chân nó,cứ làm như vậy nếu nhẹ thì sẽ nhanh khỏi,nếu nặng thì mọi người hãy làm những cách ở trên.

===>Tham khảo thêm video cách chữa sưng củ bàn chân ở gà chọi:

Phương pháp mổ đế bàn chân cho gà chọi

Phương pháp cách mổ lậu đề bàn chân cho gà chọi
Phương pháp cách mổ lậu đề bàn chân cho gà chọi

Chuẩn bị dụng cụ để mổ củ bàn chân gà chọi

  • Nước muối loãng, kéo, dao lam hoặc dao mổ, bông gòn, oxy gà, cồn vàng sát trùng, nhọt kimdan, gạc băng vết thương.
  • Ngoài ra anh em có thể chuẩn bị thêm 1 số đồ để mổ và băng bó cho gà tốt hơn để giúp cho gà nhanh khỏi như: cao tan, alpha choay, Cadicelox 200, Long huyết PH, Nhộng lao…

Các bước thực hiện mổ đế cho gà chọi

  • Đầu tiên anh em nân và rửa chân sạch sẽ bằng nước muối loãng cho gà để vết lậu đề mềm và bở ra
  • Bước tiếp theo anh em dùng dao lam, dao mổ cắt gọt phần bị lậu đề trên củ bàn chân. Chú ý phải loại bỏ sạch sẽ nhân vết lậu mới thôi
  • Sau đó anh em dùng bông gòn lâu sạch máu, rửa lại bằng nước muối rồi nhỏ thêm oxy gà để sát trùng vết thương rồi lau khô
  • Anh em tiếp tục dùng cồn vàng/ cồn i-ốt lau đế chân cho gà, và dùng bông thấm khô cồn. Rồi rán cao dán nhọt kimdan đã hơ nóng trước đó vào phần vết mổ
  • Bước cuối cùng anh em dùng gạc băng vết mỏ lại ( băng chéo qua củ bàn, nới lỏng tay, không băng quá chặt vì sẽ làm hỏng chân gà). Sau đó vài ngày lại gạc lại và dán lại một lần cho đến khi gà lành hẳn.

Những lưu ý sau khi mổ đế gà

  • Khi anh em đã hoàn thành mổ chân cho gà thì anh em bỏ gà trong chuồng có cát sạch ( trộn vôi bột) và khô. Tuyệt đôi giữ chuồng không bị ẩm ướt, bẩn thỉu.
  • Chuồng gà cần che chắn thật tốt, cố gắng giữ cho gà ít chạy nhảy, đi lại sau khi mổ.
  • Sát trùng miệng vết thương và thay băng gạc cho gà hàng ngày bằng oxi già
  • Trong tuần đầu, cho gà uống các thuốc bổ trợ mỗi sáng và chiều: alpha choay ( 1 viên) + long huyết PH ( 1 viên) + nửa viên cadicelox 200 và 1 viên nhộng lao. Nếu gà bị chậm tiêu thì anh em cho uống men tiêu hoá eltergromina
  • Thường thì sau khoảng 2 tuần gà sẽ lành vết thương. Trong thời gian đó, bạn cần thay cao dán và gạc ít nhất 1 tuần/ lần
  • Khi vết thương đã lành và bong vảy, anh em cần ngâm chân gà vào nước muối và đường phèn để chân lành hẳn. Tuyệt đối không bóc vảy ở chân gà mà để nó tự bong.
  • Cuối cùng khi chiến kê đã lành chân hẳn anh em nhốt gà vào chuồng rộng, không cho gà đúc mái luôn để gà phục hồi sau đó cho chạy giàng thì mới vần.

Phòng tránh gà chọi bị sưng củ bàn chân

Bệnh sưng củ bàn chân ở gà chọi hay còn gọi là bệnh lậu đế không phải là bệnh truyền nhiễm mà nguyên nhân chính của nó là không biết vệ sinh vết thương và môi trường sống. Bởi vậy cách phòng bệnh đúng cách cho gà bị bệnh lậu đề cần chú ý như sau:

  • Anh em chịu khó giữ cho chuồng gà luôn khô ráo, và thay cát định kì.
  • Máng ăn cần vệ sinh rửa sạch hàng ngày và khử trùng môi trường sống cho gà theo định kỳ
  • Thu dọn và loại bỏ các vật sắc nhọn như đinh, gai ở nơi sống của gà
  • Sau mỗi trận đấu anh em cần kiểm tra vết thương trên cơ thể của chiến kê để có các biện pháp chữa trị kịp thời

Như vậy trên đây là bài viết chia sẻ cách chữa gà chọi bị sưng củ bàn chân chi tiết và đầy đủ nhất hiện nay được đội ngũ sư kê của nhà cái alo789 đá gà chia sẻ. Chúc anh em nuôi được những chiến kê đẳng cấp nhất, bách chiến bách thắng.

===> Tham khảo thêm các cách nuôi gà đá để có thể chăm sóc tốt hơn cho chiến kê của các bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *